Mô hình nhà thông minh (smarthome) dần trở nên quen thuộc tại Việt Nam, xu hướng sử dụng nhà thông minh hứa hẹn sẽ ngày càng bùng nổ trong năm 2022. Hiện nay, mô hình nhà thông minh cơ bản nào đang được ứng dụng nhiều? Bài viết sau HeraS sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ 3 loại mô hình này nhé!
Để lắp đặt một ngôi nhà thông minh chắc chắn là bạn phải ước tính được chi phí và lựa chọn được các thiết bị phù hợp với thiết kế của ngôi nhà. Các thiết bị thông minh thường được lựa chọn và lắp đặt cho một ngôi nhà thông minh bao gồm các thiết bị như:
- Bộ điều khiển trung tâm: giúp bạn có thể kết nối và điều khiển các thiết bị điện bằng smartphone và bằng giọng nói
- Công tắc: Điều khiển đèn chiếu sáng, điều khiển bình nóng lạnh chức năng bật/ tắt và hẹn giờ đối với bình nóng lạnh, số lượng công tắc phụ thuộc vào số lượng các thiết bị điện và sơ đồ vị trí công tắc.
- Cảm biến chuyển động: Giúp bạn bật/tắt đèn khi có người chuyển động đến khu vực chỉ định hoặc có thể cảnh báo khi có trộm xâm nhập
- Điều khiển rèm tự động: Thiết bị gồm động cơ rèm giúp bạn điều khiển rèm qua smartphone hoặc điều khiển
- Điều khiển cửa, cổng tự động gồm công tắc cổng, công tắc cửa cuốn giúp bạn điều khiển theo dõi trạng thái thiết bị thông qua smartphone
- Điều khiển tưới sân vườn tự động với chứng năng này bạn chỉ cần một công tắc thông minh để có thể hẹn giờ, bật/tắt hệ thống tưới sân vườn nhà mình
- Điều khiển tivi, điều hòa: Với chức năng này bạn sẽ sử dụng thiết bị cảm biến hồng ngoại để điều khiển
- Điều khiển bằng giọng: nói cần một trợ lý ảo như Alexa, Google,…
- Hệ thống Camera an ninh: giúp phát hiện và cảnh báo tới gia chủ các đột nhập gây nguy hiểm cho ngôi nhà.
Với các thiết bị kể trên sẽ phụ thuộc vào thiết kế của ngôi nhà và gói giải pháp bạn lựa chọn để lắp đặt cho ngôi nhà của mình. Dưới đây là 3 mô hình nhà thông minh cơ bản các bạn có thể tham khảo:
Ba mô hình nhà thông minh cơ bản
Mô hình căn hộ chung cư thông minh (căn 2 phòng ngủ)
Trên đây là mô hình của căn chung cư có hai phòng ngủ để biến căn hộ chung cư hai phòng ngủ thành căn hộ chung cư thông minh bạn cần sử dụng những thiết bị điện thông minh nào và chi phí khoảng bao nhiêu tiền.
Các thiết bị điện trong hệ thống nhà thông minh của căn 2 phòng ngủ gồm có:
– 01 bộ điều khiển trung tâm số lượng 01 bộ
– 02 phòng ngủ: sử dụng 04 công tắc cảm ứng loại 2 – 3 nút dùng điều khiển thiết bị chiếu sáng. 02 IR điều khiển điều hòa, tivi
– 01 phòng khách + phòng bếp: sử dụng 3 công tắc cảm ứng điều khiển thiết bị chiếu sáng, rèm cửa. 01 cảm biến cửa theo dõi trạng thái cửa, bật đèn phòng khách và đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. 01 IR điều khiển điều hòa, tivi
– 02 phòng tắm: 02 công tắc công suất cao sử dụng hẹn giờ,bật/ tắt bình nóng lạnh, 02 cảm biến chuyển động dùng tự động bật/tắt đèn khi có chuyển động
Tham khảo:>> Nhà thông minh là gì? Ưu nhược điểm của nhà thông minh
Tổng chi phí cho căn hộ chung cư 2 phòng ngủ với số lượng thiết bị và giải pháp như trên sẽ rơi vào khoảng 30 triệu. Chi phí khá hợp lý để những căn hộ chung cư chuyển thành những căn hộ chung cư thông minh.
Mô hình nhà phố thông minh 3 tầng (80m2 – 100m2)
Với những mô hình nhà phố với diện tích 80m2 – 100m2 thường được thiết kế như trên hình. Để biến mô hình nhà phố này thành mô hình nhà phố thông minh thì chúng ta cần thay thế các thiết bị sau:
– 01 bộ điều khiển trung tâm số lượng 01 bộ
– 02 phòng ngủ: sử dụng 04 công tắc cảm ứng loại 2 – 3 nút dùng điều khiển thiết bị chiếu sáng. 02 IR điều khiển điều hòa, tivi
– 02 phòng khách: dùng 4 – 5 công tắc cảm ứng điều khiển các thiết bị chiếu sáng, rèm cửa. 01 cảm biến cửa theo dõi trạng thái cửa, bật đèn phòng khách và đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. 02 IR điều khiển điều hòa, tivi
– 01 phòng bếp: dùng 1 – 2 công tắc cảm ứng
– 02 phòng tắm: dùng 2 công tắc công suất cao sử dụng hẹn giờ,bật/ tắt bình nóng lạnh, 02 cảm biến chuyển động dùng tự động bật/tắt đèn khi có chuyển động
– Cổng, cửa cuốn dùng công tắc cổng hoặc công tắc cửa cuốn
Đối với mô hình nhà phố 3 tầng với diện tích từ 80m2 – 100m2 này khi lắp hệ thống nhà thông minh Lumi sẽ có chi phí khoảng 50 triệu.
Mô hình biệt thự thông minh 3 tầng (150m2)
Căn biệt thự 3 tầng với diện tích là 150m2 sẽ có số lượng các phòng tăng lên do vậy số lượng thiết bị điện thông minh cũng tăng theo. Ngoài những giải pháp thông minh sử dụng trong nhà như đối với mô hình nhà phố thì thường các căn biệt thự sẽ sử dụng thêm hệ thống an ninh đa lớp giúp bảo vệ toàn bộ khu vực trong biệt thự, và thêm giải pháp tưới sân vườn giúp đỡ cho bạn trong việc chăm sóc cây xanh trong biệt thự.
Dự toán chung cho căn biệt thự như trên tầm 80 triệu đến 100 triệu để bạn sở hữu ngay 1 căn biệt thự thông minh.
Trên đây là 3 mô hình ngôi nhà thông minh mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn. Việc lắp đặt một ngôi nhà thông minh sẽ còn tùy thuộc vào sở thích và kinh phí mà gia chủ muốn nên 3 mô hình trên chỉ là mô hình cơ bản. Để biết thêm thông tin về nhà smarthome hoặc các gói giải pháp nhà thông minh các bạn có thể liên hệ HOTLINE: 0948.36.9191 để nhận được tư vấn tốt nhất.
Nguồn: tham khảo
Để lại bình luận