Đối với những ai “nghiện nhà” mà lại còn là nhà thông minh thì việc trang bị cho căn nhà một hệ thống chiếu sáng “chuẩn” là điều không thể thiếu.
Không gian có đẹp hay không, có lung linh hay không 70% phụ thuộc vào ánh sáng, vì vậy ngoài việc trang bị cho căn nhà những món nội thất xịn xò, những thiết bị thông minh thì không thể không nhắc đến việc “đầu tư” cho gia đình một hệ thống ánh sáng chất lượng.
Hệ thống chiếu sáng thông minh là gì?
Hệ thống chiếu sáng thông minh sẽ đúng như tên gọi của nó, đó là một tập hợp các đèn và các thiết bị điều khiển thông minh cho đèn như điện thoại, máy tính, công tắc thông minh, cảm biến,… và chúng được kết nối với nhau thông qua bộ Hub hay mạng không dây, tạo nên một hệ thống chiếu sáng thông minh. Hệ thống này cho phép người dùng có thể thoải mái điều khiển các thiết bị đèn trong gia đình theo ý mình bằng cách đặt lệnh cho hệ thống.
Tiện ích của hệ thống chiếu sáng thông minh
Như đã nói, hệ thống chiếu sáng thông minh cho phép bạn điều khiển tùy theo ý muốn của mình. Cụ thể hơn thì bạn có thể:
- Bật/Tắt thiết bị đèn thông qua điện thoại, giọng nói, cảm biến…
- Điều chỉnh được độ sáng và màu của đèn theo sở thích
- Hẹn giờ để bật/tắt đèn
- Kết hợp với các thiết bị khác để cùng tạo nên ngữ cảnh thông minh: đèn nháy theo nhạc, đổi màu theo màn hình TV, PC, bạn cũng có thể đặt các lệnh để độ sáng của đèn tự động điều chỉnh theo yêu cầu như khi ngủ thì bật chế độ ngủ và các đèn trong nhà sẽ tự động tắt bằng công tắc tự động còn đèn ngủ sẽ mở khoảng 50-70%.
Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống chiếu sáng thông minh
Ưu điểm
- Tạo nên một không gian sống thông minh, nhiều màu sắc
- Tiết kiệm thời gian và hạn chế các hoạt động vật lý
- Tiết kiệm và chủ động điều chỉnh được chi phí sinh hoạt
Nhược điểm
- Chi phí lắp đặt cao hơn so với hệ thống ánh sáng thông thường.
- Cần có nhiều thiết bị đi kèm hơn để hoạt động được tốt nhất, kết nối với nhiều thiết bị khác.
Cần trang bị gì để có được một hệ thống chiếu sáng thông minh?
Như tên gọi là “Hệ thống chiếu sáng thông minh”, điều trước tiên khi ra muốn lắp đặt chính là thiết kế cho mình một hệ thống ánh sáng hợp lý để tạo nên các ngữ cảnh mình mong muốn. Ví dụ: Phòng khách sẽ sử dụng loại đèn gì, bao nhiêu đèn, phòng bếp cần sử dụng loại đèn gì và tương tự với các phòng còn lại.
Sau khi đã tạo nên cho mình một thiết kế đèn trong gia đình, điều tiếp theo ta cần chính là lựa chọn dòng đèn, hãng đèn phù hợp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu điện tử thông minh đang phát triển về lĩnh vực đèn thông minh như Philips Hue, Tapo, Xiaomi, Sengled… Bạn cần tìm hiểu và lựa chọn cho mình dòng đèn, loại đèn phù hợp với điều kiện của mình nhất.
Và cuối cùng đó là để kết nối “hệ thống” này lại bạn cần sử dụng một mạng lưới không dây. Trong đó mỗi bóng đèn cần được kết nối với một thiết bị thông minh gần nhất nhu công tắc thông minh, cảm biến thông minh. Và tất cả những thiết bị đó đều được kết nối với nhau bằng một bộ điều khiển trung tâm Hub, và được lập trình để điều khiển thông qua điện thoại, máy tính bảng hay giọng nói.
Hệ thống chiếu sáng thông minh chính là một trong những điểm mấu chốt giúp cho căn nhà thông minh của bạn hoàn thiện hơn vì vậy đừng ngại ngần mà đầu tư ngay cho gia đình nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Để lại bình luận